23/05/2022 | lượt xem: 5 BÀI TOÁN NÀO CHO DU LỊCH HƯNG YÊN: Du lịch Hưng Yên đang ở vị trí nào trong bản đồ du lịch cả nước? Trong không khí toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại 19/5/1890-19/5/2022. Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên tổ chức Hội nghị xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Hưng Yên năm 2022 và công bố Điểm du lịch Trung tâm tinh hoa Làng nghề Việt, đến tham dự có hơn 50 Doanh nghiệp lữ hành, đại diện các tỉnh thành phố lân cận và hơn 20 phóng viên cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương. Hưng Yên: Tiềm năng và lợi thế Hưng Yên là tỉnh ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, không có rừng, núi và biển, nằm ở phía Đông Nam và liền kề với Thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, diện tích 930 km2, số dân 1,27 triệu người, mật độ dân số 1.364 người/km2 (xếp thứ 25 về số dân, thứ 4 về mật độ dân số). Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nói chung và phát triển du lịch nói riêng với hệ thống các tuyến đường giao thông đường bộ quan trọng như tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 27 km và 04 tuyến quốc lộ (QL 5, QL 39, QL 38, QL 38B) với tổng chiều dài 104 km. Đặc biệt, việc hoàn thành cầu Hưng Hà và tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đóng vai trò là tuyến đường bộ quan trọng trong vùng lõi kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung và Hưng Yên nói riêng. Về tài nguyên du lịch Hưng Yên chủ yếu là hệ thống di tích lịch sử văn hóa dày đặc với 1802 di tích (3 di tích, khu di tích Quốc gia đặc biệt; 172 di tích, cụm di tích quốc gia - đứng thứ 3 trong cả nước; 257 di tích cấp tỉnh); có 06 bảo vật quốc gia (05 bảo vật hiện lưu giữ tại các di tích); hơn 400 lễ hội truyền thống; các tài nguyên du lịch nông nghiệp nông thôn, làng nghề, đô thị Ecopark… như các đại biểu đã có nhiều lần đến khảo sát. Hưng Yên đanh tích cực nghiên cứu để phát huy hợp lý các tiềm năng, tài nguyên cho phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, cùng với sự đóng góp tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã ra sức phấn đấu phát triển kinh tế- xã hội đã đạt được nhiều kết quả. Năm 2021, vượt qua những thách thức của đại dịch, tỉnh Hưng Yên đạt nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội rất tích cực: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh-GRDP tăng 6,52%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng 63,67% - Thương mại, dịch vụ 21,28% - Nông nghiệp, thủy sản 8,68%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người - GRDP/người đạt 87,43 triệu đồng. Từ năm 2020, Hưng Yên là tỉnh thứ 3 trên cả nước được công nhận tỉnh nông thôn mới. Hướng đi mới nào cho Du lịch tỉnh Hưng Yên Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chia sẻ: “Lĩnh vực du lịch Hưng Yên được quan tâm phát triển: công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Hưng Yên đang được chú trọng hơn trước thông qua các phương tiện truyền thông, các sự kiện về chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh; các hội chợ triển lãm du lịch, đồng thời liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và các tỉnh, thành trong vùng nói riêng. Vì vậy, hình ảnh và sản phẩm du lịch của Hưng Yên ít nhiều đã đến được với du khách trong và ngoài nước. Đến nay, mặc dù vẫn ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đã trở lại bình thường, du lịch cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hồi sinh. Tôi sẽ đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, trên cơ sở đó tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh thời gian tới”. Nhà báo Hồ Hạ - Báo Đầu tư: với tiêu đề đi Tìm "đặc sản" cho du lịch tỉnh Hưng Yên. “Đặc biệt, tầm nhìn quy hoạch, đầu tư cho du lịch còn thấp, chưa ổ̉n định, thiếu tính lâu dài; sản phẩm du lịch chưa phong phú, trùng lặp; Chất lượng sản phẩm thấp, không đạt chuẩn; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế… Các doanh nghiệp còn cho rằng, tỉnh Hưng Yên có nhiều đặc sản, sản phẩm OCOP, do đó, tỉnh có thể xây dựng mâm quốc cỗ riêng đặc trưng cho Hưng Yên để thu hút du khách trải nghiệm ẩm thực; thu hút đầu tư các cơ sở lưu trú và phát triển phố đi bộ, dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm ở Phố Hiến; tại mỗi khu, điểm du lịch cần tổ chức các gian hàng, quầy bán sản vật, quà lưu niệm đặc trưng của tỉnh Hưng Yên… để đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách và phát triển kinh tế địa phương. Nhà báo Thanh Tùng – Báo Dân Việt: “Du lịch Hưng Yên nên xây dựng sản phẩm farmstay để hút khách du lịch. Bên cạnh những thuận lợi kể trên, du lịch Hưng Yên cũng gặp những khó khăn nhất định. Có thể kể đến là sự quy hoạch chưa thực sự đồng đều. Những sản phẩm du lịch chưa mang tính đặc sắc và hấp dẫn riêng. Cùng với đó, du lịch Hưng Yên phải đối mặt với sự cạnh tranh từ nhiều địa phương có tiềm năng du lịch lân cận. Do đó, du lịch Hưng Yên cần địn hình vị thế của mình trên bản đồ khu vực du lịch trong nước. Ngoài ra Hưng Yên cần xác định mục tiêu khách hàng là ai và dựa trên làng nghề nông nghiệp, canh tác hoa ở Văn Giang thì có lẽ khách inbound sẽ là số một. Quảng bá và khai thác khách inbound là trọng yếu. Đối tượng khách tiếp theo đó là khách nội địa” Nhà báo Thảo Chi – Tạp chí Du lịch với cách tiếp cận: “Hưng Yên tăng cường xúc tiến điểm đến du lịch. “Hội nghị Xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Hưng Yên năm 2022 được tổ chức nhằm đánh giá, khai thác hợp lý tiềm năng du lịch tỉnh; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá; đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch; xác định, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, triển khai các nhiệm vụ kích cầu du lịch, góp phần vực dậy ngành Du lịch Hưng Yên sau đại dịch COVID-19. Trong thời gian tới, tỉnh cần kết hợp với các doanh nghiệp du lịch lựa chọn những điểm đến độc đáo "chỉ có ở Hưng Yên" để xây dựng thành sản phẩm du lịch như làng Nôm, Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, farmstay ở làng hoa, chợ đêm hoặc phố đêm ở phố Hiến...”. Nhà báo Linh Tâm – báo Hà Nội Mới chia sẻ:“Với mong muốn đẩy mạnh phát triển du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ của Hà Nội đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm tìm hướng đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường liên kết tour tuyến, xây dựng sản phẩm đặc thù với những trải nghiệm độc đáo như Phố Hiến về đêm, tour thăm làng cổ kết hợp với dịch vụ lưu trú farmstay tại làng hoa Phụng Công”. Nhà báo Phương Lê – Tạp chí Doanh nhân chia sẻ: “Với tiềm năng đa dạng, Hưng Yên định hướng phát triển du lịch không chỉ nhanh mà còn bền vững. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Hưng Yên đã được chú trọng hơn trước thông qua các phương tiện truyền thông, các sự kiện về chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. Vì vậy, hình ảnh và sản phẩm du lịch của Hưng Yên ít nhiều đã đến được với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, du lịch Hưng Yên vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể, tiềm năng và thế mạnh du lịch của Hưng Yên vẫn chưa được khai thác đúng mức và hiệu quả, sự đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế chung của tỉnh còn thấp. Hưng Yên nên xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, xây dựng sản phẩm farmstay, tức là cho du khách ở giữa những vườn hoa, ở trong các nhà dân, có thể trải nghiệm làm nông nghiệp, trồng hoa cùng người dân”. Chia sẻ về định hướng du lịch Hưng Yên, ông Phạm Văn Hiệu - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hưng Yên cho biết: “Các khu, điểm du lịch Hưng Yên được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đến nay đã đưa vào khai thác một số điểm du lịch văn hóa, tâm linh phục vụ khách du lịch như: Khu Du lịch Phố Hiến, điểm du lịch đền Đậu An, đền Đa Hòa, đền Phù Ủng và điểm du lịch Trung tâm tinh hoa Làng nghề Việt… Đã hình thành một số tour, tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh với những sản phẩm hấp dẫn được các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh khai thác để phục vụ du khách. Trong thời gian tới, du lịch Hưng Yên sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá; đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, các trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh; xác định, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, triển khai các nhiệm vụ kích cầu du lịch, góp phần vực dậy ngành du lịch Hưng Yên sau đại dịch Covid-19”. Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết: “Những năm qua, hàng năm tỉnh Hưng Yên đều phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức các đoàn Famtrip, Hội thảo xúc tiến du lịch, nhưng mỗi năm đi một huyện, thành phần lại khác nhau nên các doanh nghiệp lữ hành và báo chí chưa có cái nhìn tổng thể về du lịch Hưng Yên. Hưng Yên cần chọn ra điểm nhấn có thể là tour Kinh kỳ - Phố Hiến, phát triển các dịch vụ đêm ở Phố Hiến gắn với ẩm thực, liên kết với các điểm đến như chùa Nôm. Hoặc liên kết Ecopark, chùa Mễ Sở, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt để tổ chức các tour 1 – 3 ngày cuối tuần cho các gia đình ở Hà Nội trải nghiệm… Tỉnh Hưng Yên có thể mời các chuyên gia, doanh nghiệp góp ý cũng như tham gia xây dựng tour, sản phẩm để doanh nghiệp chào bán ngay, kết hợp với tăng cường truyền thông, quảng bá điểm đến”. Du lịch Hưng Yên nói riêng và ngành du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung đều dễ dàng thấy đây là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Song ai cũng đều trĩu nặng ưu tư là làm sao có thể đầu tư đúng mức và khai thác một cách khoa học, hiệu quả tiềm năng hiện hữu này để du lịch Hưng Yên không chỉ phát triển nhanh mà còn phải phát triển bền vững, không chỉ phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hoá, mà còn gắn liền với nỗ lực xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng… Làm thế nào để có giải pháp, những phương cách tháo gỡ khó khăn, bất cập một cách cụ thể cho ngành du lịch Hưng Yên. Làm thế nào để chúng ta trả lời được những câu hỏi: Tài nguyên du lịch Hưng Yên phải khai thác cụ thể như thế nào? thực trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng phải được khắc phục làm sao? du lịch Hưng Yên đang đứng ở vị trí nào trong bản đồ du lịch cả nước…? Đồng thời, đề nghị bên cạnh sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, là sự chung tay kết nối của các tỉnh, thành phố trọng điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch lữ hành, cơ quan báo chí truyền thông trong cả nước để chương trình kích cầu du lịch của tỉnh Hưng Yên năm 2022 thực sự hiệu quả, hấp dẫn, mang lại tính cộng hưởng, lan tỏa rộng rãi và thu hút đông đảo khách du lịch về với quê hương Hưng Yên. Đó là những trăn trở của lãnh đạo tỉnh Hưng Yên. Tiềm năng và lợi thế du lịch Hương Yên sẵn có, bài toán nằm ở khâu công tác tổ chức, tư duy của người làm du lịch tỉnh nhà, mặt khác cần có chế chính sách hỗ trợ cho du lịch, đặc biệt cách tổ chức các gói tour, các sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng lợi thế, cách thức để giới thiệu, quảng bá du lịch và điểm đến cho du khách khi đến với tỉnh nhà./. Theo: https://nguoilambao.vn
Chương trình giáo dục ngoại khoá về những giá trị văn hoá, lịch sử, truyền thống của đất và người Hưng Yên